Ngủ ngáy ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học "The Journal of Laryngology & Otology" thì ngáy là một rối loạn giấc ngủ và có thể gây nên nhiều hậu quả khác. Kèm với những vấn đề hô hấp trong khi ngủ thì ngủ ngáy khiến trẻ có những khó khăn trong việc tập trung và học tập.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Göteborg- Thụy Điển đã theo dõi 1320 trẻ em dựa trên dữ liệu y tế quốc gia về trẻ em ở Thụy Điển để xác định ngủ ngáy do đâu và ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học của trẻ như thế nào ?

Thông qua việc trả lời câu hỏi của bố mẹ các cháu, bác sĩ điều trị, các nhà nghiên cứu đã phân tích những rối loạn hô hấp và rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Kết quả cho thấy rằng có 4,8% trẻ em có những rối loạn hô hấp trong khi ngủ và ngáy ngủ dai dẳng chủ yếu là do viêm amiđan, viêm, viêm vòm họng.

Ngu-ngay-anh-huong-toi-kha-nang-hoc-tap-cua-tre

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều phụ huynh không nhận thức được những rủi ro liên quan với chứng ngáy ngủ thường xuyên ở trẻ em.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng những trẻ em bị ngủ ngáy dai dẳng thường có chất lượng cuộc sống giảm đáng kể và có những khó khăn trong việc tập trung và học hành, nhưng chỉ có khoảng một phần ba số trẻ em ngáy ngủ đã tìm sự giúp đỡ của bác sĩ !

Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.

Tóm lại, giấc ngủ không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn cho sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó nếu trẻ có những giấc ngủ ngon còn giúp cho trẻ giữ được thân hình cân đối, một cân nặng ổn định và trên hết đó là có kết quả học tập tốt hơn, một trí nhớ tốt hơn !!

Bs Ái Thủy

(theo Top Sante)

10 thực phẩm dễ tiêu hóa nhất bạn nên ăn dịp lễ Tết

Vào những dịp lễ Tết, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị thật nhiều đồ ăn và thức uống ngon để thưởng thức trong dịp sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè, khách khứa. Và chắc chắn cơ thể của bạn sẽ bị quá tải với các loại đồ ăn thức uống khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, đầy bụng.

Để không gặp phải tình trạng này, bạn cần ghi nhớ ngay cho mình 10 thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn trong dịp nghỉ lễ Tết:

1. Gạo lứt

Gạo lứt chứa chất glytation chống nhiễm xạ và giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, nó còn chứa chất a-xít phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột. Tuy nhiên, do gạo lứt có chứa nhiều chất xơ nên ăn nhiều có thể gây cồn cào ruột gan. Do đó bạn nên ăn một lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho cơ thể.

2. Nước cam ép

Nếu bạn tiêu thụ nước ép cam hàng ngày, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ táo bón và đặc biệt nó giúp làm sạch đường tiêu hóa. Ngoài ra, nước cam ép còn có tác dụng hạn chế chất độc thải tích tụ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, trong những ngày Tết bạn đừng quên thưởng thức loại nước uống này.

3. Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm tốt cho tiêu hóa, nhất là khuẩn lactic trong sữa chua cũng sẽ tăng cường sự dẻo dai cho đường ruột. Đối với những người mắc các bệnh đường ruột như đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày, vừa tốt cho da lại vừa bổ dưỡng cho sức khỏe.

4. Quả mận khô

Nếu bạn là tín đồ ăn vặt trong ngày Tết, hãy tích cực thưởng thức đồ ăn này, vừa hấp dẫn vừa tốt cho tiêu hóa của bạn. Trong mận khô có chứa chất xơ và chất oxy hoá giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động một cách bình thường, giảm cholesterol và lượng đường trong máu và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

5. Nước ép mâm xôi

Uống nước ép mâm xôi thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và làm dịu niêm mạc dạ dày, có tác dụng giảm sự khó chịu bạn thường phải chịu ở bộ phận này bằng các cân bằng các loại axít có trong dạ dày.

6. Đu đủ

Đu đủ là một trong những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Trong đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa có tên gọi là papain. Loại enzyme này có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giúp giải phóng khí cùng hơi trong bụng. Sau đó, thức ăn được chuyển hóa hết và sẽ không gây đầy bụng. Vì vậy đừng quên nạp loại trái cây này trong ngày Tết.

7. Quả bơ

Quả bơ nổi tiếng là trái cây có hương vị ngon lành và nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bơ giúp bạn chữa các bệnh liên quan đến dạ dày. Trái cây này có tác dụng tiêu hóa các enzyme, tiêu hóa thức ăn, phá vỡ chất béo, từ đó giúp bạn chống lại bệnh đau dạ dày.

8. Nước chanh nóng

Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu vào những ngày Tết, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước tham gia bất cứ cuộc vui ăn uống nào. Bạn hãy pha một thìa nước cốt canh vào ly nước ấm, uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng bởi vì chanh hỗ trợ thêm a-xít cho dạ dày. Bên cạnh đó, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

9. Chuối

Sẽ thật là lãng phí nếu bạn bỏ quả những quả chuối chín, loại quả thường xuyên được sử dụng trong ngày lễ Tết. Bởi vì chuối có khả năng chống rối loạn đường ruột hữu hiệu. Ngoài ra, nó cũng tốt cho những người bị loét đường ruột mạn tính hay làm giảm kích thích lớp màng dạ dày. Không chỉ vậy, chuối còn chữa bệnh ợ nóng nhờ vào công dụng giúp giảm độ a-xít của nó.

10. Khoai lang

Đây là một nguồn chất xơ dồi dào giữ cho đường tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh và giúp bạn tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu những những ngày lễ Tết kéo dài. Ngoài việc cung cấp carbohydrates có lợi cho sức khỏe lang cũng có nhiều vitamin B6, mangan, vitamin C rất tốt cho cơ thể.

Hồng Nam

(Ảnh minh họa: Internet)

Thêm bằng chứng vi

Bất thường não nghiêm trọng có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm hình ảnh thần kinh ở giai đoạn sớm, thậm chí ngay trước khi có sự vôi hóa nội sọ và tật đầu nhỏ trước đây đã được liên hệ với nhiễm vi-rút Zika. Quan sát này dựa trên trường hợp một phụ nữ bị nhiễm vi-rút khi đến Trung Mỹ vào tuần thứ 11 của thai kỳ. Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo phân lập vi rút Zika gây nhiễm từ mô thai nhi trên nuôi cấy tế bào.

Vi-rút được phân lập từ mô não của thai nhi trong một dòng tế bào đại diện cho tiền thân tế bào thần kinh.

Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ toàn bộ bộ gen của vi-rút và phát hiện tám đột biến phân biệt vi-rút này với các chủng Zika được báo cáo trước đây ở Trung Mỹ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số đột biến có thể liên quan với sự thích nghi của vi-rút với não của thai nhi. Nghiên cứu cũng giúp khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa vi-rút Zika và tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Vi-rút phân lập từ não của thai nhi này cũng có thể sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu vi-rút Zika thử nghiệm. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Dụng cụ sưởi ấm trong giá rét: “Lạnh người” vì... sưởi ấm

Trời rét đậm rét hại, nhiều người dân tận dụng đủ các phương cách khác nhau nhằm chống rét. Tuy nhiên, những vụ tai nạn từ sưởi ấm gần đây liên tục xảy ra, gây hậu quả vô cùng đáng tiếc. Thậm chí cả những thiết bị sưởi ấm phổ biến trong các gia đình, nhưng do chủ quan hoặc sử dụng thiếu hiểu biết nên đã không đem lại sức khỏe và an toàn cho người sử dụng. Cẩn thận và nắm rõ ưu nhược điểm của các thiết bị để chống rét an toàn không bao giờ là thừa...

“Hung thần”... lò sưởi than

Thông tin từ Khoa Hồi sức tích cực chống độc (BV đa khoa tỉnh Nghệ An) cho biết, chỉ trong 3 ngày bệnh viện tiếp nhận 7 bệnh nhân ngộ độc ngạt khí than, trong đó có 3 sản phụ mới sinh con đến từ các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và thị xã Cửa Lò.

Khi đốt than, củi sưởi ấm, cần mở cửa thông thoáng và có người lớn canh chừng.

Sáng 26/1, BVĐK Nghệ An cấp cứu 4 nạn nhân trong một gia đình bị ngộ độc khí carbon monoxide (CO) trong tình trạng nguy kịch do đốt than sưởi trong phòng kín, còn một cháu bé 18 tháng tuổi đã tử vong. 5 nạn nhân trong vụ ngộ độc than này đều trú tại thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn, Nghệ An) là các thành viên trong một gia đình, gồm chị Nguyễn Thị Nga (20 tuổi), bà Nguyễn Thị Tiến (40 tuổi, mẹ ruột chị Nga), chị Đậu Thị Hạnh (17 tuổi, em chồng chị Nga) và hai cháu bé: bé gái 18 tháng tuổi và bé trai 1 ngày tuổi con chị Nga. Nguyên do người nhà đốt than củi để xông và sưởi ấm cho sản phụ trong khi diện tích phòng kín chỉ khoảng 15m2, khí độc từ lò than đã khiến cả 5 người ngủ trong phòng bị mê man, bất tỉnh. Đến hôm nay, sau 3 ngày nhập viện điều trị, được các y bác sĩ nỗ lực cứu chữa, các bệnh nhân điều trị tại BV đa khoa Nghệ An sức khỏe tiến triển tốt hơn. Riêng bé gái 18 tháng tuổi đã tử vong do ngộ độc khí.

Đêm 25/1, sản phụ P.T.G. (24 tuổi, ở thị xã Cửa Lò) vừa sinh con một tuần tuổi cũng phải nhập viện vì sưởi ấm bằng than trong phòng đóng kín. Người nhà nạn nhân cho biết buổi tối gia đình đốt than củi sưởi ấm hai mẹ con trong phòng kín, chỉ khoảng 3 giờ đồng hồ thì phát hiện sản phụ co giật, phải chuyển cấp cứu. Rất may cấp cứu kịp thời nên hiện sản phụ đã hồi sức trở lại, cháu bé cũng an toàn.

Cách đó hơn một tháng, tháng 12/2015, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng (20 tuổi) và Lê Thị Thúy Kiều (19 tuổi, cùng trú thôn Thạnh Mỹ, xã Điện Quang, Quảng Nam) đốt lò than đặt dưới gầm giường sưởi ấm cho con trai là Nguyễn Văn Huy (1 tuổi). Trưa hôm sau, mẹ anh Hùng đi làm về thấy cửa phòng hai vợ chồng con trai đóng kín mít, gọi không thấy ai trả lời, bà phá cửa vào thì phát hiện cháu Huy đã tử vong; hai vợ chồng con trai bất tỉnh nên đưa đi cấp cứu.

Thực tế, việc nhập viện do dùng than sưởi ấm mùa đông không phải là hiếm. Theo thống kê của Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận cấp cứu 10-20 bệnh nhân ngộ độc do hít phải khí than. Đó là chưa kể nhiều vụ khác được cấp cứu tại các bệnh viện tỉnh. Bên cạnh những ca tử vong, có không ít người không thể trở lại bình thường do não bị ảnh hưởng, thậm chí có người còn sống thực vật.

Một nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, đối với khu vực nội thành, 70% gia đình sử dụng gas, điện và số còn lại dùng bếp than tổ ong để đun nấu sinh hoạt. Còn ở ngoại thành và các tỉnh khác, tỷ lệ này ngược lại là 30% dùng gas, điện và 70% dùng than củi. Nhiều gia đình đã chủ quan dùng luôn bếp lò làm dụng cụ sưởi ấm nên gây họa.

Sử dụng phải biết cách

Hiện nay, ngoài chăn điện, túi sưởi sử dụng khi đi ngủ, nhiều gia đình chọn giải pháp làm ấm không khí cả phòng bằng máy điều hòa, máy sưởi Halogen, quạt sưởi dùng dây mayso...

Gần đây, một số gia đình sử dụng túi sưởi cắm điện. Cũng như bất kỳ loại đồ điện nào, túi sưởi có thể gây họa lớn cho người sử dụng nếu thiếu cẩn thận. Mới đây một bé gái 8 tuổi ở Tuyên Quang đã bị bỏng nặng do vỡ túi sưởi trong khi đang cắm điện. Kỹ sư Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, một nguyên tắc khi dùng túi sưởi là không sử dụng túi khi đang cắm điện. Khi cắm điện cũng không được ngồi gần, nên để túi cách xa người tối thiểu 2m. Cần kiểm tra túi trước khi cắm xem có rách mép hay rò rỉ nước hay không.

PGS. Nguyễn Đức Lợi, Viện Nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa (Hà Nội) khuyến cáo, ví dụ các loại chăn điện, đệm gối điện có ưu điểm là đưa hơi ấm trực tiếp đến cơ thể chứ không cần phải làm nóng cả không gian phòng nên tiết kiệm điện. Tuy nhiên, sử dụng lại phải rất cẩn thận vì dây may so được bố trí trực tiếp ngay trong chăn, đệm, gối nên rất dễ bị hư hỏng, đứt gãy khi bị gập lại, đặc biệt là chăn vì diện tích rất rộng và phải chịu tác động trực tiếp lực từ cơ thể con người.

Ngoài ra còn có các loại máy sưởi dầu, sử dụng điện để làm nóng dầu chứa trong các thanh sưởi. Loại này thường ít đốt ôxy và tương đối an toàn. Máy sưởi đèn Halogen: an toàn, sinh nhiệt bằng cách đốt cháy ion, phát nóng giống nguyên lý đèn nê-ông. Các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại (quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi dùng dây may so trực tiếp...) luôn luôn tiềm tàng nguy cơ gây cháy cao. Do đó, phải đặt chúng ở xa ít nhất khoảng 1-2m tùy từng loại. Đây cũng là loại máy sưởi gây khô da, làm da nứt nẻ khó chịu vì tia hồng ngoại mang nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da.

Riêng về bếp than, củi, đốt gas... đều có nguy cơ rất cao là thiếu ôxy trong phòng, có thể nhiễm độc khí CO, đặc biệt khi sưởi mùa đông người ta thường đóng kín cửa. PGS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng cho biết, trong trường hợp nhất thiết phải đốt than, củi sưởi ấm thì tuyệt đối không được đốt trong phòng kín, tạo không khí thoáng, xa tầm với của trẻ. Đặc biệt, không để trẻ tự trông lẫn nhau, nhất thiết lúc nào cũng phải có người lớn canh chừng trẻ vì chỉ một phút bất cẩn tai nạn có thể xảy ra.

Bình An

Sặc sữa nhận biết và xử trí

( Ngọc Trang - TP.HCM)

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy, việc cho bé đúng cách để tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá trên là vô cùng cần thiết, nhất là một số bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hay nữ chuẩn bị hay bắt đầu làm mẹ.

Về sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân, như: do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp; một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt; khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc; trẻ 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Về triệu chứng để nhận biết, khi đang bú, bé bỗng ho sặc sụa kèm theo tím tái. Đó là tình trạng bé bị sặc sữa, tình trạng này là do sữa tràn vào đường hô hấp, có thể vào khí quản, đôi khi vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp, nếu cấp cứu không kịp thời bé sẽ tử vong vì thiếu oxy. Khi gặp tình trạng này, không ai khác chính là người mẹ ra phải cấp cứu một cách khẩn trương, thật bình tĩnh, nhanh chóng làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất, đơn giản nhất là dùng miệng mình hút mạnh vào miệng và mũi bé, hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau khi hút xong kích thích mạnh vào đầu trẻ, để bé khóc và thở được. Sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục điều trị, tuyệt đối không đưa đi bệnh viện khi trẻ chưa thở lại được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không hồi phục, mà chỉ đưa đi bệnh viện khi đã khai thông cho bé thở lại. Về phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá, vì gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Cần làm gì khi bé sốt cao?

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là vào mùa hè cơ thể của trẻ chưa đáp ứng được sự điều tiết của nhiệt độ bên ngoài do hệ thần kinh và hệ nội tiết của trẻ em chưa hoàn thiện. Sốt gây nhiều tác hại cho cơ thể trẻ, có thể gây co giật, thậm chí tử vong, vì vậy các bậc cha mẹ cần phát hiện và có những biện pháp xử lý đúng, kịp thời khi trẻ sốt.

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt trên 37,50C. Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,50C là sốt nhẹ; từ 38,5 - 390C là sốt vừa; 39 - 400C là sốt cao; >400C là sốt rất cao.

Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virut. Do cơ thể của trẻ chưa thích nghi ngay với môi trường tự nhiên nên khi nhiệt độ thay đổi, thời tiết nóng bức, trẻ thường ra nhiều mồ hôi dẫn đến cơ thể dễ bị mất nước. Nếu lượng nước bù vào không đủ thì trẻ dễ bị sốt và khi sốt cao dẫn đến tình trạng co giật, thiếu máu não hoặc tổn thương các tế bào thần kinh dẫn tới hôn mê hoặc tử vong. Nếu khỏi sau này hay để lại di chứng tổn thương thần kinh (động kinh, giảm trí nhớ). Sốt cao làm mất nước, cô đặc máu, gây rối loạn nước và điện giải, rối loạn huyết động, nhiễm toan chuyển hóa. Sốt cao từ 40-410C có thể gây rối loạn đông máu, làm giảm các yếu tố đông máu.

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển nhanh và xâm nhập cơ thể trẻ gây viêm qua da và xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy, trẻ vừa mất nước, vừa mất điện giải (clo, natri, kali...) và nếu bị nặng trẻ dễ bị sốc, bị trụy mạch và có thể dẫn đến tử vong.

Có thể dùng khăn lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay quá nóng.

Xử lý đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt

Khi trẻ bị sốt, trước hết các bậc cha mẹ cần giúp trẻ tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể như cởi bớt quần áo, giảm nhiệt độ trong phòng nếu quá nóng bằng cách mở cửa thông thoáng, sử dụng quạt thông gió. Cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ lớn có thể uống tùy thích, trẻ nhỏ chưa biết đòi phải chủ động cho trẻ uống thêm hoặc pha thêm nước vào lượng sữa, tăng các bữa bú cho trẻ. Có thể cho trẻ uống nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước oresol...

Để tăng thải nhiệt có thể đắp khăn mát vùng trán và bẹn cho trẻ. Dùng khăn ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát.

Mùa hè khi trẻ sốt vẫn cần được tắm rửa, gội cả đầu bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 3-40C trong vòng 10-15 phút.

Khi trẻ sốt trên 38,5oC cần cho trẻ dùng các thuốc hạ nhiệt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên dùng cho trẻ em thuốc paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô... vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 - 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 - 15mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Có thể dùng đường uống hoặc hậu môn nếu trẻ không uống được nhưng hấp thu qua đường hậu môn thường chậm hơn.

Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, ngoài dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ nhiệt như trên các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các thầy thuốc chuyên khoa phát hiện sớm nguyên nhân sốt và xử trí kịp thời, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

ThS. Khiếu Thị Nhung

Những thói quen sống giúp phòng ngừa sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một rối loạn của não bộ làm suy giảm chức năng trí nhớ và nhận thức Người bị sa sút trí tuệ gặp khó khăn trong ghi nhớ, học tập và giao tiếp. Alzheimer là dạng phổ biến nhất của sa sút trí tuệ.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người trên 50 tuổi có thể giảm đáng kể nguy cơ sa sút trí tuệ với 5 thói quen sống dưới đây:

Có đời sống tình dục tích cực

Một nghiên cứu được công bố trên tờ Age and Ageing chỉ ra rằng những người trên 50 tuổi có đời sống tình dục tích cực có chức năng nhận thức tốt hơn do giải phóng các hormon như oxytocin và dopamin trong quá trình giao hợp. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy nam giới hoạt động tình dục tích cực có điểm số cao hơn 23% trong các bài kiểm tra về ngôn từ và 3% khi trả lời câu đố.

Giảm căng thẳng và lo âu

Theo nghiên cứu trên tờ Current Opinion in Psychiatry, lo âu và căng thẳng kéo dài có liên quan tới thoái hóa cấu trúc và suy giảm chức năng nhận thức, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ và trầm cảm.

Univadis_1.4.2016_thoi-quen-song-phong-ngua_-sa-sut-tri_-tue

Tăng cường hấp thu vitamin C

Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị sa sút trí tuệ có lượng vitamin C thấp hơn so với những người không bị sa sút trí tuệ hoặc Alzheime. Bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như nước chanh, amlas, hoa quả và các nguồn vitamin C khác, bạn có thể phòng ngừa được rối loạn này.

Bổ sung vitamin D

Lượng thấp vitamin D, đặc biệt khi có tuổi, có thể làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer. Nghiên cứu này gồm khoảng 1658 người trên 65 tuổi được xét nghiệm vitamin D. Khoảng 7 năm sau, người ta thấy rằng những người có lượng vitamin D thấp tăng 53% nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp phòng ngừa sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Bệnh nhân tiểu đường tăng 50% nguy cơ bị chẩn đoán sa sút trí tuệ.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo THS)

Siêu thực phẩm cho người ăn kiêng vào năm 2016

Nếu như tỏi, gia vị, trà xanh, cải xoăn là những siêu thực phẩm của năm 2015 thì năm 2016 này, bạn hãy bổ sung ngay các siêu thực phẩm dưới đây:

1. Tảo bẹ

Tảo bẹ được tìm thấy ở dưới đáy đại dương vốn là một loại rong biển. Bạn nên ăn tảo bẹ hàng tuần bởi thực phẩm này rất giàu canxi và chất sắt, giúp xương và răng luôn chắc khỏe. Tảo bẹ còn rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp bạn trẻ đẹp hơn.

2. Canh xương

Nếu bạn đang bị rối loạn máu và đau khớp thì nên ăn canh xương. Một chén nước dùng xương chứa hàm lượng cao protein, magiê, kali và canxi giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ mái tóc của bạn. Hãy ăn canh xương nhiều hơn trong năm 2016 này nhé.

3. Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men cần được thêm vào danh sách siêu thực phẩm. Các loại thực phẩm lên men như nấm kefir là tốt nhất, chúng giúp hỗ trợ tất cả các vấn đề tiêu hóa, tăng cường sản xuất lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các yếu tố gây hại.

4. Hạt lanh

Bạn có biết rằng bạn nên tiêu thụ hạt lanh 3 lần/tuần nếu muốn có một thân hình thon gọn quyến rũ và tránh xa bệnh tim? Đây được xem là một thực phẩm tốt nhất chứa hàm lượng lớn các a-xít béo omega và lignans.

5. Cây gai dầu

Gai dầu chứa các a-xít béo omega-3 và chất xơ, giúp các tế bào chống lại độc tố, giúp bạn bảo vệ sức khỏe và tránh xa bệnh tật.

6. Sả

Không chỉ là thứ gia vị có hương thơm nồng nàn hấp dẫn, sả còn có nhiều công dụng với sức khỏe, trong đó có giảm lượng cholesterol và điều hòa huyết áp.

7. Ca cao

Ca cao là một trong những siêu thực phẩm tốt nhất mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ca cao tốt cho tim và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, do đó ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.

8. Vỏ cam quýt

Vỏ cam quýt cũng là một siêu thực phẩm nên thêm vào chế độ dinh dưỡng. Vỏ cam quýt không chỉ chứa vitamin C mà còn chứa canxi giúp cải thiện kết cấu da, săn chắc và khỏe mạnh, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

9. Trà xanh

Trà xanh có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn như: chống lão hóa, ngừa ung thư, giảm cân... Do đó, hãy uống 1-2 tách trà xanh mỗi ngày để tận thu những lơi ích tuyệt vời từ chúng nhé.

An An (Boldsky)

(Ảnh minh họa: Internet)

Phòng ngừa bệnh mắt do tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường xuất hiện khi đường huyết cao gây tổn thương hoặc làm tắc nghẽn lưu thông máu trong võng mạc. Không giống như đục thủy tinh thể và glôcôm có thể cũng xảy ra ở những người không bị tiểu đường, bệnh võng mạc thường chỉ xuất hiện ở người bị tiểu đường.

Tiểu đường ảnh hưởng tới mắt như thế nào?

Khi đường huyết không được kiểm soát, khả năng miễn dịch cũng có xu hướng giảm, điều này khiến bạn dễ bị các biến chứng khác của tiểu đường như bệnh võng mạc tiểu đường. Nguy cơ bị bệnh sẽ cao khi bạn có tuổi, nghĩa là nó không chỉ ảnh hưởng tới võng mạc mà còn khiến bạn có nguy cơ bị các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, glôcôm. Thậm chí, những bệnh từ trước như cholesterol cao, huyết áp cao hoặc bệnh tim cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

phong-ngua-benh-mat-do-tieu-duong

Điều này lý giải tại sao một người bị huyết áp cao và tiểu đường lại tăng nguy cơ bị bệnh glôcôm vì áp lực trong mắt cũng tăng. Do đó, chìa khóa để giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường là kiểm soát đường huyết.

Trong 70-80% các trường hợp, bệnh võng mạc tiểu đường không có triệu chứng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi tổn thương nghiêm trọng hoặc khi lượng đường huyết rất cao, ví dụ là 300 – 400 mg/dl. Phần lớn người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào, cũng như không có tổn thương nhìn thấy được. Đây là lý do tại sao tất cả người bệnh tiểu đường được khuyên không nên đợi đến khi các triệu chúng xuất hiện mới đi kiểm tra mắt. Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là:

- Nhìn mờ

- Có các điểm đen di chuyển trước mắt (ruồi bay)

- Mất nhiều vùng thị lực

- Khó nhìn thấy vào ban đêm

- Mù (trong trường hợp nặng)

Phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh này, người bệnh tiểu đường nên đi kiểm tra võng mạc thường quy 1 lần/năm ngay cả khi lượng đường huyết trong tầm kiểm soát. Người bệnh tiểu đường có thể có đường huyết bình thường, nhưng tổn thương đã xảy ra với các cơ quan do bệnh tiểu đường vẫn hay gặp và không thể phục hồi. Có những trường hợp người có đường huyết bình thường vẫn có những thay đổi trong võng mạc hoặc mắt. Nhiều người có đường huyết được kiểm soát vẫn có thể bị cảm giác kiến bò ở chân hoặc những thay đổi võng mạc khác.

Với những người bị bệnh tiểu đường chưa được kiểm soát, việc đi khám bác sĩ phụ thuộc vào độ nặng của các triệu chứng và những thay đổi xuất hiện ở võng mạc- võng mạc hoàng điểm hoặc võng mạc tăng sinh. Trong những trường hợp đặc biệt nặng, bác sĩ mắt có thể đề nghị tiêm nội nhãn - tiêm vào võng mạc - hoặc liệu pháp để cải thiện tình trạng cùng với kiểm soát đường huyết thích hợp. Trong trường hợp xuất huyết ồ ạt có thể phải phẫu thuật.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo THS)

Cách hiệu quả xua muỗi, ngừa bệnh Zika

Tôi nghe nói tại nước ta đã có bệnh nhân mắc virut Zika, trong khi bệnh lây truyền do muỗi đốt khiến tôi rất lo lắng. Nhà tôi vườn ao rộng, phun thuốc diệt muỗi được ít hôm muỗi lại vào nhà. Nghe nói một số loại cây để trong nhà có thể xua muỗi rất tốt. Vậy xin quý báo tư vấn.

Nguyễn Vân(Phú Thọ)

Muỗi truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B và virut Zika. Vì vậy, việc phòng bệnh và hạn chế bệnh lây lan là vô cùng quan trọng.

Trước hết, cần dọn vệ sinh xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng, không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu. Có thể trồng một số loại cây thảo dược quanh nhà vừa có thể làm thực phẩm, làm thuốc lại có tác dụng để xua muỗi như: cây bạc hà, cây húng chanh, cây ngũ gia bì, cây sả, cây mần tưới, cây tía tô...

Ở trong nhà có thể đặt cây hoa để làm cảnh còn có thể tỏa hương đuổi các loại côn trùng như ruồi, muỗi. Các loại cây đó là hoa dạ lan, cúc đại đóa, cúc dại, cúc vạn thọ, cây lưỡi hổ, cây dạ hương, cây hoa ngũ sắc, hoa sen cạn…

Một số loài cây và gỗ của chúng có khả năng xua đuổi côn trùng như bạch đàn, long não, đinh hương, trầm hương... Các loài cây này khi trồng có khả năng đuổi muỗi cao. Còn khi đã chế biến thành thiết bị nội thất, gỗ cây vẫn có khả năng đó nhưng ít hơn.

Đối với nhà bạn vườn rộng, có ao thì cần dọn sạch sẽ, xung quanh ao, vườn rắc vôi bột để tẩy trùng và đuổi muỗi, quét lá cây rụng để đốt. Khi đốt lá cây thì có thể lấy thêm quả bồ kết đốt cùng cũng có tác dụng xua muỗi.

BS. Nguyễn Hồng Quang

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ nhỏ

Tiểu đường thai kỳ

Một nghiên cứu được công bố trên tờ Paediatrics cho biết tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ và những trẻ này có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ. Nghiên cứu cũng cho biết không chỉ tiểu đường thai kỳ mà tiểu đường trước khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Béo phì

Cũng theo một nghiên cứu trên tờ Paediatrics, cùng với tiểu đường thai kỳ, béo phì ở mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu này báo cáo rằng trẻ có mẹ bị béo phì và tiểu đường tăng gấp 4 lần nguy cơ bị tự kỷ.

Sinh non

Người ta tin rằng nhiều trẻ sinh non có biểu hiện thiếu quan tâm tới xung quanh và có kỹ năng xã hội kém hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chứng minh giả thuyết này, một nghiên cứu trên tờ Infancy cho biết trẻ sinh non dễ bị tự kỉ vì trẻ sinh non có kiểu quan tâm khác và ít chú ý tới người khác.

Nhiễm vi-rút trong thai kỳ

Nghiên cứu được đăng trên tờ Science cho thấy chuột có thai bị nhiễm vi-rút đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch làm thay đổi cấu trúc não và dẫn tới thay đổi hành vi tương tự rối loạn phổ tự kỷ ở người. Họ lưu ý rằng nguy cơ tự kỷ gây ra bởi nhiễm vi-rút ở mẹ và vắc-xin không giúp được gì.

Tuổi của cha mẹ và khoảng cách tuổi giữa cha mẹ

Tuổi mẹ đóng vai trò lớn trong sức khỏe của trẻ, nhưng một nghiên cứu được đăng trên tờ Molecular Psychiatry cho biết tuổi cha và khoảng cách tuổi giữa cha mẹ làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh tự kỷ ở trẻ có cha trên 50 tuổi cao hơn 66% so với những trẻ có cha ở độ tuổi 20. Ngoài ra, mẹ trên 40 tuổi hoặc những bà mẹ tuổi teen cũng dễ sinh con tự kỷ hơn, lần lượt là 15% và 18%. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh tự kỷ cao hơn khi khoảng cách tuổi giữa cha mẹ là trên 10 tuổi.

Người mẹ có hấp thu sắt kém

Kết quả của nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Epidemiology cho thấy hấp thu sắt kém ở mẹ trên 35 tuổi làm tăng gấp 5 lần nguy cơ tự kỷ ở trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu, vì sắt quan trọng với sự phát triển não sớm và chức năng miễn dịch nên thiếu máu hoặc thiếu sắt có thể dẫn tới rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.

BS Tuyết Mai

(Theo THS)

6 thực phẩm tuyệt đối không được ăn khi uống rượu ngày Tết

Rượu, bia là hai đồ uống được sử dụng phổ biến trong ngày Tết. Trên thực tế, có một số loại thực phẩm nếu dùng cùng lúc với rượu có thể sản sinh ra nhiều độc tố gây hại cho cơ thể. Để hưởng một cái Tết vui tươi trọn vẹn, trong khi uống rượu bạn cần tránh những thực phẩm sau đây:

1. Cà rốt

Theo trang Health Sina, cà rốt là loại củ giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ khuyến cáo: `Việc ăn cà rốt khi uống rượu hoàn toàn không hề tốt cho sức khỏe. Bởi vì, chất carotene có nhiều trong củ cà rốt khi kết hợp cùng chất cồn có trong rượu sẽ sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến gan, về lâu dài gây ra các bệnh về gan`.

Các chuyên gia khuyên những người thường ăn cà rốt khi uống rượu phải lập tức bỏ thói quen này. Ngay cả sau khi uống sinh tố cà rốt xong, bạn cũng tuyệt đối không uống rượu ngay để tránh gây hại cho gan.

Không nên dùng cà rốt đồng thời với rượu

2. Trái cây có vị chua

Khi uống rượu đồng nghĩa với việc sẽ tác động xấu tới bao tử của bạn. Do vậy, khi bạn ăn cam, quýt, bưởi hay những loại quả có vị chua trong lúc uống rượu sẽ khiến thành bao tử bị tổn thương trầm trọng hơn. Từ đó dẫn tới việc dễ bị đau và loét bao tử.

Bạn có thể thay thế các loại quả chua bằng những trái cây khác. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là hãy chọn chuối, vừa bổ dưỡng lại giúp bảo vệ bao tử của bạn hoạt động tốt hơn.

3. Đồ nướng

Uống rượu khi ăn cùng đồ nướng hoàn toàn không hề tốt cho sức khỏe. Trong quá trình nướng, thực phẩm ngoài việc bị mất đi lượng protein đáng kể thì chất a-xít nucleic có trong các loại thịt khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất làm đột biến gene. Đây chính là thủ phạm gây bệnh ung thư.

Nếu đồng thời uống rượu quá nhiều có thể làm cho hàm lượng chì trong máu tăng cao, từ đó các chất có hại vừa sinh ra kết hợp với cồn trong rượu dần dần sẽ tạo thành khối u trong đường tiêu hóa.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng thực phẩm nướng thường dễ gây ung thư hơn các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy, mỗi người không nên ăn đồ nướng quá 2 lần trong một tuần và mỗi lần không nên quá 100g.

Uống rượu khi ăn cùng đồ nướng không hề tốt cho sức khỏe

4. Thực phẩm xông khói

Các loại thực phẩm xông khói, có chứa chất nitrosamine và sắc tố thường gây ra phản ứng với cồn trong rượu, gây hại cho gan, làm tổn thương khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản, thậm chí có thể gây ung thư.

5. Bánh đúc đậu xanh

Trong quá trình làm ra bánh đúc đậu xanh, người ta thường cho thêm những chất phụ gia vào để giúp bánh giòn và dai hơn, cụ thể là phèn chua. Trong nghiên cứu mới đây, phèn chua làm giảm tác dụng của nhu động ruột trong dạ dày.

Đặc biệt, nếu dùng bánh đúc đậu xanh làm mồi nhắm khi uống rượu sẽ khiến chất cồn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, do đó làm tăng hấp thụ cồn trong cơ thể và ảnh hưởng tới gan. Bên cạnh đó, phèn chua còn làm gia tăng sự kích thích của cồn đối với dạ dày, từ đó làm chậm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể. Kết quả là kéo dài thời gian cồn lưu lại trong máu, khiến chúng ta dễ bị say hơn.

6. Sô cô la

Sô cô la chứa nhiều dầu, sữa và chất béo, những chất này sẽ gây kích ứng dạ dày, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi đang uống rượu. Tốt nhất là bạn nên tránh xa những món có nhiều bơ sữa khi đang nhậu nhẹt nếu không muốn bị tiêu chảy hoặc đau bao tử.

Sô cô la chứa nhiều dầu, sữa và chất béo, gây kích ứng dạ dày, không nên dùng khi uống rượu

Hồng Nam

(Ảnh minh họa: Internet)

Để tương lai không còn Thalassemia

Mặc cảm từ hình hài đến thể trạng

Trong ký ức của những người mang bệnh TMBS, tuổi ấu thơ là khoảng thời gian “khủng hoảng nhất”. Thay vì được vô tư vui chơi hoặc cùng tung tăng với các bạn đến trường đi học, thì họ lại sợ nhất là mỗi lần bước chân ra đường. Mọi người thường nhìn mình một cách dò xét đầy tò mò và thậm chí còn trêu chọc quái ác vì hình hài “xấu xí”. Cái khác người từ hình hài đến thể trạng do biến chứng của bệnh thể hiện rõ qua: hình hài thấp bé nhẹ cân, trán dô, mũi tẹt, còn thể trạng thì yếu ớt với: lách to, gan xơ, có khi mắc thêm đái tháo đường, tuổi thọ thấp…

Có con trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh là nỗi xót xa của các bà mẹ. Ảnh: Tuấn Ngọc

Nhiều chia sẻ từ các câu chuyện thực tế khiến ai nghe qua cũng hết sức thương cảm, xót xa cho người bệnh. Cứ mỗi lần nhắc về nỗi mặc cảm này, chị P.T.V (Cao Bằng), bệnh nhân điều trị 5 năm ở Viện Huyết học và truyền máu T.Ư vì căn bệnh TMBS không ngừng rơi nước mắt. Ở tuổi đời phơi phới 25, nhưng vì biến chứng của căn bệnh tai ác, chị lại có thân hình bé nhỏ như một cô bé chừng 12, 13 tuổi, gầy yếu, làn da tái xám, trán dô, mũi tẹt, miệng hô… Theo lời kể của chị, từ nhỏ đã thường xuyên thấy người mệt mỏi, da xanh xao, chậm lớn, ngoại hình xấu. Tuy nhiên, chỉ đến một lần bị tai nạn, chị bị mất máu nhiều buộc phải tới bệnh viện mới chính thức biết mình mắc căn bệnh TMBS. “Trong ký ức tuổi thơ, mình sợ nhất mỗi lần ra đường. Mọi người thường nhìn mình một cách ác cảm vì hình hài xấu xí”, chị Vân buồn rầu chia sẻ. Do mặc cảm, chị chỉ loanh quanh trong nhà làm những việc đơn giản và phần thì cũng vì sức khỏe rất yếu.

Quyết vươn lên trong nghịch cảnh

Ngược lại với sự mặc cảm bản thân, đã có không ít người bệnh biết rằng sẽ gắn cả đời với căn bệnh TMBS nên tìm cách “sống chung hòa bình với nó”, vẫn giữ tinh thần lạc quan để quyết vượt lên khó khăn mà không một lời ta thán. Những trường hợp này, thậm chí còn đạt đến ngưỡng thành công hơn người có sức khỏe bình thường.

Không may bị mắc bệnh TMBS, N.T.S (Hà Nội) đã vượt lên hoàn cảnh để viết tiếp ước mơ trở thành bác sĩ của mình. Hiện em đang là sinh viên của Trường Đại học Y tế Công cộng. Được biết, S phải sống chung với căn bệnh TMBS từ khi còn nằm trong nôi. Nhưng trái với vóc người bé nhỏ như đang tuổi thiếu niên ấy là ý chí và nghị lực vươn của em khiến ai biết cũng đều khâm phục.

Vượt lên số phận, S đã cố gắng học rất giỏi. Đặc biệt, kỳ thi THPT năm 2015, em đủ điểm để đậu vào Trường Đại học Y Hà Nội, nhưng đã chọn Trường Đại học Y tế Công cộng với lý do: “Trường gần nhà và thuận tiện cho việc vào viện điều trị bệnh” cùng tâm nguyện: “Tuyên truyền đến cộng đồng về căn bệnh mà chính em đang mắc phải”.

Để có được kết quả như ngày hôm nay, S đã phải cố gắng rất nhiều để tự “vượt lên chính mình”. Không ít lần em thấy tủi thân và mệt mỏi muốn buông xuôi. Nhưng rồi, được gia đình, thầy cô, bạn bè và nhất là được các bác sĩ vừa tận tâm điều trị vừa động viên nên em đã lấy lại được động lực cho mình. Chính những tấm lòng của người thầy thuốc đã khiến S càng ước mong trở thành bác sĩ trong lĩnh vực y tế công cộng.

“Tin tưởng có thể làm tốt, chắc chắn sẽ làm được”, đó là tâm niệm của N.T.H (Tam Dương, Vĩnh Phúc) - cô gái sống chung với căn bệnh TMBS suốt 23 năm qua. Kết quả, H đã có cuộc sống thành đạt hơn cả những người khỏe mạnh bình thường từ chính sự tự tin đó.

Khi biết mình mang bệnh từ năm 13 tuổi, H không đầu hàng số phận, tự vươn lên với suy nghĩ tích cực, lạc quan về cuộc sống. Ngay từ lúc đó, cô gái đã ý thức được việc “mình phải tự kiếm sống để nuôi mình. Sức khỏe giảm sút, phải nghỉ học ở nhà, bố mẹ cho H đi học may, coi như có nghề để kiếm sống. Nhưng H không dừng lại, cô đã tạo bước ngoặt thực sự trong “sự nghiệp” kinh doanh của một người bệnh gắn cuộc đời với bệnh viện bằng cách trở thành người đầu tiên ở huyện Tam Dương xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, ẩm thực 5 tầng trên diện tích hơn 370m2. Tuy nhiên, vì biến chứng của bệnh, sức khỏe H giảm sút kèm theo đó là những biến chứng gây tổn thương gan nên kinh doanh được 5 năm, H chuyển lại cơ sở tại Vĩnh Phúc, về Hà Nội. Giờ cô mở quán ăn nhỏ vừa tăng thêm thu nhập, vừa bớt đi lo lắng bệnh tật và quan trọng nhất là tiện cho việc thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không bỏ cuộc trong điều trị.

Hạnh phúc mỉm cười cho những nỗ lực khi H tìm được hạnh phúc cho riêng mình, lập gia đình cùng chàng trai Hà Thành và có một cậu con trai đáng yêu. Rất may mắn cháu bé không bị bệnh, đó là điều hạnh phúc nhất giúp H tiếp tục nỗ lực vượt lên bệnh tật.

Vì một ngày mai tươi sáng, không còn Thalassemia (Nguồn ảnh: Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam)

Vì một ngày mai tươi sáng

Theo ước tính, Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh cao với khoảng hơn 10 triệu người mang gen TMBS. “Chỉ tính riêng tại Bệnh viện (BV) Truyền Máu - Huyết Học TP.HCM, số lượng bệnh nhân đến khám trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần, nhất là từ năm 2006 đến nay. Theo ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2015, BV. Truyền Máu - Huyết Học TP.HCM có 3.555 bệnh nhân đến khám - BS.CKII. Phù Chí Dũng, Giám đốc BV. Truyền máu Huyết học TP.HCM chia sẻ tại một buổi sinh hoạt CLB bệnh Thalassemia.

Đối với căn bệnh này, nhiều chuyên gia cũng lo lắng rằng: những bệnh nhân được phát hiện và điều trị chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi “những người mang gen bệnh và mắc thể bệnh nhẹ trong cộng đồng còn lớn và chưa được tầm soát” để phát hiện sớm bệnh. Do đó, cần có một chương trình Thalassemia cấp quốc gia để tăng cường sự hiểu biết của người dân về bệnh và tiến hành tầm soát trong toàn dân. Nếu không phòng, chống tốt thì trong tương lai, rất nhiều gia đình sẽ phải đối mặt với bệnh.

Theo BS. Phù Chí Dũng, TMBS không phải là bệnh quá khó để điều trị. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là sự hiểu biết của cộng đồng, việc tầm soát, chẩn đoán, dự phòng để ngăn ngừa bệnh, thay vì cứ xử lý phần ngọn là điều trị. Các cách tầm soát bệnh là thử công thức máu, xét nghiệm điện di, tìm đột biến chuỗi globin và xét nghiệm giải trình tự gen. Trong đó thử công thức máu là phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất. Nếu cả cha và mẹ là người mang gen bệnh thì khi người mẹ mang thai nên được thực hiện các xét nghiệm tiền sản để chẩn đoán thai có mắc bệnh hay không. Nếu thai nhi bị Thalassemia thể nhẹ thì vẫn có thể chỉ định sanh bình thường. Tuy nhiên, nếu là thể nặng thì lời khuyên thường là nên chấm dứt thai kỳ.

Được biết hiện nay, các nước láng giềng như Singapore, Malaysia hay Hàn Quốc đều có chương trình phòng, chống tốt và nhiều năm nay những quốc gia này không ghi nhận ca mắc bệnh mới.

MINH THƯ

Giảm nguy hại từ món nướng

Vậy phải làm thế nào để vừa được thưởng thức các món nướng ngon lành lại vừa hạn chế nguy hại của đồ nướng đối với sức khỏe?

Những mối nguy hại từ đồ nướng

Đồ nướng nếu được sử dụng trong thời gian dài có thể khiến cơ thể gia tăng nguy cơ lão hóa và mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp... Than hoa được sử dụng để chế biến đồ nướng thường sản sinh ra khí CO, là một loại khí rất độc. Loại khí này gây hại cho sức khỏe và gây các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó, những chiếc vỉ nhôm để nướng thực phẩm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể do phản ứng giữa axit và nhôm sản sinh dưới sự tác động của nhiệt độ.

Đồ nướng thường chứa nhiều chất béo, khi được nướng trên nhiệt độ cao, dầu mỡ từ thịt và dầu mỡ được cho thêm vào thịt để tăng độ giòn của món ăn sẽ chảy xuống ngọn lửa bên dưới. Dầu mỡ cháy tạo ra loại khí độc PHA (Polycyclic aromatic hydrocarbon), khí này bám vào thức ăn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Các loại thịt đỏ, gia cầm, cá, hải sản chứa protein của cơ, khi tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian lâu sẽ sản sinh chất heterocyclic amine (HAs), một hợp chất có thể gây tổn thương ADN và góp phần gây ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, đại tràng.

Cách ăn món nướng an toàn

Căn cứ vào tính chất của từng loại thực phẩm mà có cách nướng phù hợp. Tốt nhất nên chọn thịt nạc, loại bỏ mỡ, bỏ da (đối với gia cầm) để hạn chế tối đa mỡ rơi xuống ngọn lửa khi nướng (sinh ra PAHs). Hạn chế dùng thịt có nhiều mỡ như sườn, xúc xích, lạp sườn.

Cần chú ý thời gian chín của thực phẩm để điều chỉnh nhiệt độ nướng cho phù hợp. Với thịt nhanh chín như thịt bò có thể nướng từ 2-5 phút. Thịt gà, lợn tùy theo kích cỡ miếng thịt để có thời gian hợp lý nhất. Với thực phẩm lâu chín, có thể hấp hoặc luộc trước khi nướng

Không ăn phần thức ăn nướng bị cháy sạm đen, kể cả rau vì chất HAs chỉ hình thành khi nướng thịt, cá, gia cầm, hải sản nhưng PAHs thì có thể xuất hiện ở phần cháy đen của bất kỳ loại thực phẩm nào.

Tẩm ướp thịt trước khi nướng với hỗn hợp nước rau quả như: nước cam (chanh, quýt), gừng, ớt, giấm, rượu đỏ... vì có chất chống ôxy hoá. Rưới nước xốt khi nướng để tránh thịt bị cháy.

Làm thực phẩm ráo nước trước khi để lên nướng, nên bọc cá trong giấy nhôm rồi nướng để giữ thực phẩm được ẩm, ngăn ngừa tích tụ chất độc hại từ khói. Có thể thêm một ít rau thơm, tỏi, vài lát chanh, ít rượu trắng cho thơm ngon. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thùng đá, riêng biệt thức ăn sống và chín cho đến khi nướng. Khi sử dụng bếp than cần lưu ý để than cháy hết và không còn khói mới để thức ăn lên nướng, tránh cho thức ăn bị ám khói

Thực phẩm nướng thường ít béo, khô và cứng hơn so với các cách chế biến như luộc, hấp, nấu... Do vậy, đa số món nướng không phù hợp với sức nhai và khả năng tiêu hoá của trẻ em và người có tuổi. Tuy nhiên, các loại cá nướng có sử dụng giấy bạc gói bên ngoài giữ được độ ẩm của cá, khi đó cá sẽ mềm, mùi vị thơm ngon nên tốt cho cả trẻ em và người cao tuổi.

Thu Hà

Những “thủ phạm” làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng

1. Rau quả

Một số loại trái cây và rau chứa các protein tương tự như được tìm thấy trong phấn hoa, có thể tác động tới hệ miễn dịch và dẫn tới phản ứng gọi là hội chứng dị ứng miệng

Ví dụ, 75% người trưởng thành bị viêm mũi dị ứng cũng bị ngứa hay sưng miệng khi ăn táo hoặc cần tây. Một số người bị dị ứng với cỏ phấn hương có thể gặp phản ứng tương tự với chuối hoặc dưa đỏ.

2. Chạy buổi sáng

Lượng phấn hoa thường cao nhất trước buổi trưa, vì vậy, nếu bạn dự định tập luyện ngoài trời, hãy tập vào cuối ngày.

Tháo giày chạy và thay đồ ngay khi bước vào nhà, đặc biệt nếu bạn vừa chạy trên đường mòn hoặc những khu vực có nhiều phấn hoa.

3. Rượu vang đỏ

Một cốc rượu vang có thể giúp thư giãn nhưng nó sẽ không làm dịu các phản ứng dị ứng.

Rượu là một loại thuốc giãn mạch, có nghĩa là nó làm giãn nở mạch máu và có thể gây sổ mũi, nghẹt mũi.

Nếu đang có các triệu chứng dị ứng, rượu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.

Bất cứ loại rượu nào cũng có thể gây ra tình trạng này nhưng rượu vang đỏ ảnh hưởng nhiều hơn vì nó chứa sunfit và không giống như rượu trắng, rượu vang được lên men với vỏ nho, chứa dị nguyên protein.

4. Bỏ tập gym

Dị ứng có thể khiến cho mặt bạn trở nên nặng nề, mũi sưng nề khó chịu nhưng tập luyện có thể giúp giảm các triệu chứng. Nhờ các hormon stress bạn giải phóng khi đang tập luyện, các mạch máu ở mũi sẽ xẹp xuống giúp bạn dễ thở hơn. Đó là tác dụng tạm thời, nhưng ít nhất, bạn có thể giảm các triệu chứng này khi tập thể dục. Vì vậy không nên bỏ tập luyện.

5. Kính áp tròng

Phấn hoa và bụi có thể dính vào kính áp tròng, gây dị ứng khiến mắt ngứa.

Vì vậy, nếu mắt bị sưng, hãy cân nhắc đổi kính hoặc ngưng dùng kính vào những ngày phấn hoa cao.

thu-pham-lam-tram-trong-them-di-ung

6. Máy giữ độ ẩm không khí bị bẩn

Hơi sương từ máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm triệu chứng khi bạn cảm thấy ngột ngạt nhưng khay chứa nước có thể chứa nấm mốc và vi khuẩn nếu không được làm sạch thường xuyên.

Điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng dị ứng của bạn.

7. Bể bơi

Clo có thể làm khô da và gây kích ứng đường hô hấp, có thể làm gia tăng các triệu chứng dị ứng như ngứa da, ho…

Tuy nhiên, tin tốt là bác sĩ có thể kiểm soát các triệu chứng, vì vậy bạn vẫn có thể bơi.

8. Bỏ cà phê sáng

Cà phê không làm giảm các triệu chứng dị ứng nhưng uống nó có thể giúp các triệu chứng không trầm trọng hơn.

Caffein tương tự với theophyllin, một thuốc kê đơn được sử dụng để kiểm soát hen. Tuy vậy, bạn có thể vẫn sẽ cảm thấy ngột ngạt sau khi uống một cốc cà phê.

Nếu dị ứng có xu hướng khiến bạn đau nửa đầu, caffein có thể giảm đau đầu. Những người thường xuyên uống cà phê có thể bị triệu chứng đau đầu do hội chứng cai khi bỏ cà phê, điều này khiến họ cảm thấy tệ hại hơn khi phải đối mặt với áp lực vùng xoang.

9. Thuốc thông mũi

Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc xịt thông mũi để dễ thở hơn, hãy cẩn thận

Thuốc xịt thông mũi thực sự làm cho các triệu chứng năng thêm đáng kể nếu dùng lâu quá 3-5 ngày. Ngoài ra, chúng có thể gây ra phản ứng khiến bạn cảm thấy ngạt mũi hơn.

Thay vào đó, bác sĩ đề nghị kết hợp thuốc xịt mũi steroid (giảm sưng) với thuốc kháng histamin (chống dị ứng).

BS. Cẩm Tú/ Univadis

(theo Men`s Health)

Điều trị ấu dâm hiện nay như thế nào?

 

Điều đáng lưu tâm là, mức độ và cường độ của những hành vi ấu dâm thường tăng theo thời gian. Nhiều cá nhân bị rối loạn Ái Nhi đã có những tưởng tượng hành vi tình dục với trẻ em trong một thời gian dài. Do đó, sự thay đổi là rất khó khăn. Các thầy thuốc có thể cố gắng làm giảm cường độ của những điều họ tưởng tượng nhưng quan trọng là họ phải sẵn sàng thừa nhận họ đang mắc bệnh và tham gia điều trị (nhưng thường họ không chịu thừa nhận!!!).

 

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ấu dâm: liệu pháp năng động, tâm lý trị liệu, kỹ thuật hành vi, thuốc, và các can thiệp phẫu thuật mang lại các kết quả khác nhau. Quản lý điều trị suốt đời là biện pháp cần thiết và thực tế đã minh chứng phải làm.

 

 

Tùy từng trường hợp cụ thể mà điều trị gồm các biện pháp sau:

Tâm lý trị liệu:

Liệu pháp nhận thức hành vi để sửa đổi những sai lệch tình dục bằng cách thay đổi lối suy nghĩ lệch lạc của bệnh nhân và làm cho họ nhận thức được điều này. Liệu pháp này có thể được sử dụng theo cách tiếp cận 7 bước như sau:

1)      Biết kinh tởm hành động ấu dâm.

2)      Đương đầu với sự thực này (đặc biệt hiệu quả trong nhóm)

3)      Thấu cảm tổn thương của nạn nhân ấu dâm (hiển thị video của nạn nhân và những hậu quả mà tội phạm ấu dâm phải gánh chịu).

4)      Rèn luyện ý chí quyết đoán vượt qua thôi thúc cám dỗ của bản thân (bao gồm đào tạo xã hội kỹ năng, quản lý thời gian,…)

5)      Phòng ngừa tái phát (xác định tiền đề cho hành vi [tình huống rủi ro cao] và cách phá vỡ những tiền đề)

6)      Hệ thống giám sát (trợ giúp từ gia đình và xã hội theo dõi hành vi của bệnh nhân)

7)      Quản lý điều trị suốt đời.

 

Sự kết hợp của các kỹ thuật phòng chống tái phát giúp kiểm soát những hành vi không mong muốn của bệnh nhân bằng cách tránh những tình huống mà có thể tạo ra mong muốn ban đầu là phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả trong nhiều trường hợp.

 

 

Cải tạo cực khoái bằng các kích thích tình dục thích hợp hơn. Đầu tiên, bệnh nhân được hướng dẫn thủ dâm. Sau đó, ngay trước khi đạt cực khoái, bệnh nhân được thông báo là tập trung vào một hình ảnh được chấp nhận hơn (Ví dụ: quan hệ giao hợp truyền thống). Quá trình này được lặp đi lặp lại tại các điểm dần dần trước khi đạt cực khoái cho đến khi, cuối cùng, bệnh nhân bắt đầu tưởng tượng của họ với một kích thích thích hợp.

 

Đào tạo kỹ năng xã hội và đào tạo kỹ năng quyết đoán vượt qua thôi thúc cám dỗ của bản thân. Nhiều nhóm huấn luyện kỹ năng xã hội cũng dạy giáo dục giới tính cơ bản, rất hữu ích cho các bệnh nhân này.

 

Liệu pháp nhóm trong để giúp các cá nhân chia sẻ tình trạng của họ, giúp họ thừa nhận sự lệch lạc tình dục của mình và đồng ý trị liệu, giúp bệnh nhân vượt qua những mặc cảm tội lỗi và xấu hổ liên quan đến lệch lạc tình dục đặc biệt của họ. Mục đích của loại điều trị này là để bệnh nhân có một sự "hối hận khỏe mạnh." Những bệnh nhân này cần phải điều trị suốt đời để làm giảm khả năng tái phát.

 

Liệu pháp hỗ trợ tâm lý, liệu pháp hôn nhân, và liệu pháp gia đình. Nhà trị liệu không nên đặt mục tiêu quá cao không thực tế, nhưng phải vượt qua sự từ chối thì BN mới chấp nhận điều trị sự lệch lạc tình dục này.

 

Chương trình Mười hai bước thiết kế cho những người nghiện tình dục để nâng cao nhận thức của BN với sự hỗ trợ của xã hội. Nhóm này cũng tập trung vào rèn luyện ý chí của mỗi cá nhân.

 

 

Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nên can thiệp thuốc chỉ để ngăn chặn hành vi tình dục. Các nhóm thuốc có thể sử dụng như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định thần kinh, Hormon gonadotropin, Antiandrogens, Phenothiazin,…

 

Can thiệp phẫu thuật có thể được xem xét (chỉ định hạn chế) nhưng một số chuyên gia tỏ ra lo ngại về tính an toàn của phương pháp này.

 

Điều trị nội trú được chỉ định cho bệnh nhân đã tự tử, giết người, hoặc tàn tật đến mức họ không thể chăm sóc bản thân.

 

Để có kết quả tối ưu, bệnh nhân cần phải được quản lý điều trị suốt đời. Nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng thuốc trong bệnh viện, điều trị tương tự nên được tiếp tục sau đó và điều chỉnh khi cần thiết.

BS. Hồ Hải